7 thế mạnh nên cân nhắc khi phỏng vấn xin việc

Trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn liệt kê và nói những điểm mạnh nhất của mình.

7 thế mạnh nên cân nhắc khi phỏng vấn xin việc

Đây dường như là một câu hỏi đơn giản nhưng không phải ai cũng có sự chuẩn bị để đưa ra câu trả lời chính xác và ấn tượng. Nhằm giúp bạn có được câu trả lời về vấn đề điểm mạnh, CareerLink xin chia sẻ cùng các bạn 7 gợi ý sau đây.
 
Khả năng xoay sở
Nếu bạn có tài xoay sở, tháo vát để giải quyết vấn đề thì đây là một thế mạnh rất đáng giá. Tuy nhiên, đừng quên đưa ra bằng chứng thuyết phục về cách bạn sử dụng thế mạnh này. Chẳng hạn, bạn đã từng được giao nhiệm vụ thiết kế và in một ấn phẩm quảng cáo cho công ty nhưng lại không có bất cứ kinh nghiệm nào. Tuy nhiên, sau khi tham khảo trên internet hoặc học hỏi bạn bè về cách thiết kế đơn giản, bạn cũng đã hoàn thành công việc được giao.
 
Tích cực và nhiệt tình trong bất kỳ môi trường làm việc nào
Hãy giải thích điều gì giúp bạn duy trì những phẩm chất này, có thể là do lòng trung thành của bạn với công ty và muốn đóng góp vào thành công của tổ chức. Ngay cả khi công ty gặp nhiều khó khăn bạn cũng biết cách duy trì năng lượng tích cực và tập trung tìm kiếm giải pháp để gỡ rối.
 
Trung thực và ngay thẳng
Những tính cách này được đánh giá cao ở hầu hết các môi trường làm việc và bạn cũng nên chứng minh rằng mình đang sở hữu chúng. Hãy chuẩn bị một câu chuyện cụ thể, trong đó sự trung thực và liêm khiết của bạn được minh chứng. Phản ứng của bạn với những tình huống như vậy sẽ thể hiện điểm mạnh tính cách của bạn một cách thuyết phục.
 
Giải quyết vấn đề sáng tạo
Một điểm mạnh tích cực khác bạn có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng là khả năng nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và làm thế nào để bạn hoàn thành công việc thậm chí phải đối mặt với nhiều trở ngại đáng kể. Chẳng hạn, khách mua hàng tỏ ra rất khó chịu với sản phẩm nhận được do lỗi từ phía bạn trong quá trình vận chuyển. Để xoa dịu khách hàng, bạn đã chân thành nhận lỗi, đề nghị hoàn trả một khoản tiền nhỏ, đồng thời đưa ra mức giá giảm cho lần mua tiếp theo. Bằng cách này, bạn không chỉ làm khách hàng nguôi giận mà rất có thể bạn sẽ bán được thêm sản phẩm.
 
Tinh thần trách nhiệm cao
Một khi bạn đã cam kết hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, bạn sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được. Nếu điều này là sự thật thì đây là điểm gây ấn tượng mạnh với các nhà tuyển dụng. Thế mạnh này thể hiện qua thời gian bạn ở lại văn phòng sau khi hết giờ làm hoặc trong các hoạt động lãnh đạo nhóm. Đi làm đúng giờ, chuẩn bị và sẵn sàng cho ngày làm việc cũng là minh chứng hiệu quả cho tính cách tích cực này.
 
Linh hoạt và thích nghi nhanh chóng
Nếu bạn đã đưa ra lời tuyên bố mạnh mẽ này thì hãy tiếp tục hỗ trợ nó bằng một ví dụ cụ thể. Bạn có thể chia sẻ về thời gian phải đối mặt với việc nhân viên xin nghỉ việc hàng loạt và giải thích về cách sắp xếp để công việc vẫn “chạy” tốt chỉ với số lượng ít nhân viên so với trước kia. Hoặc chia sẻ về một trường hợp cụ thể trong đó bạn đã biến một tình huống tiêu cực thành tích cực nhờ vào tư duy và giải quyết vấn đề nhanh chóng của mình.
 
Thấu hiểu người khác
Đối với một người lãnh đạo tuyệt vời, một chuyên viên chăm sóc khách hàng hay một nhân viên văn phòng thì khả năng hiểu người khác là một yếu tố rất quan trọng. Bạn có thể trình bày thế mạnh này ở hầu hết các vị trí ứng tuyển, ngay cả khi bạn đang phỏng vấn cho các công việc không thường xuyên làm việc với nhiều người. Hãy cho người phỏng vấn bạn biết cách giao tiếp và nhận ra các tín hiệu giao tiếp qua lời nói hoặc cử chỉ phi ngôn ngữ có thể giúp công việc thành công ra sao. Mặc dù vị trí phỏng vấn không phải là công việc làm với con người nhưng thể hiện bạn là một người đồng nghiệp dễ gần, thấu hiểu người khác sẽ là một điểm rất hấp dẫn với nhà tuyển dụng.

Tin tức khác

Hiểu được chính mình để chọn đúng ngành nghề
Hiểu được chính mình để chọn đúng ngành nghề

Tự nhận thức là một chủ đề phổ biến trong tâm lý học nhưng nó cũng có nhiều ứng dụng trong việc lập kế ...

10/08/2016

Chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ?
Chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ?

Tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành đã học sau khi ra trường ắt hẳn là mong ước của hầu ...

08/07/2018

10 câu hỏi cực hay để tìm ra nhân viên kinh doanh giỏi
10 câu hỏi cực hay để tìm ra nhân viên kinh doanh giỏi

Có nhân viên kinh doanh tức là công ty sẽ có doanh thu. Nhưng để chọn được nhân viên kinh doanh giỏi giữa biển ...

07/07/2018

Việc làm tại Hải Phòng
Việc làm tại Hải Phòng

Hải Phòng là một Cảng đô thị trọng yếu, trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, thương mại và công nghệ ...

19/07/2018

Xây dựng quan hệ là bí quyết thành công
Xây dựng quan hệ là bí quyết thành công

Năm 2005, Leoth Ferrazzi – nhà sáng lập và là CEO của công ty tư vấn tiếp thị bán hàng Ferrazzi Greenlight – cho ...

08/07/2018

Thăng chức không tăng lương: bạn có nên chấp nhận?
Thăng chức không tăng lương: bạn có nên chấp nhận?

Thăng chức là điều ai cũng mong muốn, đó chính là sự công nhận cả quá trình làm việc của bạn. Tuy nhiên, có ...

08/07/2018

Thất bại lớn nhất của người bán hàng: “Dùng miệng thay vì đôi tai”
Thất bại lớn nhất của người bán hàng: “Dùng miệng thay vì đôi tai”

Làm thế nào để có thể thuyết phục khách hàng lắng nghe, tiếp nhận lời khuyên, mua sản phẩm của bạn và yêu ...

08/07/2018

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung.

08/07/2018