10 câu hỏi cực hay để tìm ra nhân viên kinh doanh giỏi

Có nhân viên kinh doanh tức là công ty sẽ có doanh thu. Nhưng để chọn được nhân viên kinh doanh giỏi giữa biển người không phải là dễ dàng.

10 câu hỏi cực hay để tìm ra nhân viên kinh doanh giỏi

Nhân viên kinh doanh đa phần đều làm ở bộ phận bán hàng nên nhà tuyển dụng phải dựa vào những yêu cầu công việc để đưa ra các điều kiện tuyển dụng. Để tuyển được nhân viên kinh doanh giỏi, nhà tuyển dụng cần xây dựng một khung phỏng vấn, tiêu chí công việc cần những người như thế nào để chọn người phù hợp nhất chứ không phải chọn người giỏi nhất.

Mô tả công việc

Mô tả công việc là điểm quan trọng trong thông báo tuyển dụng. Một job description rõ ràng cần phải ghi những nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí, kỹ năng chuyên môn đòi hỏi ở ứng viên, cá tính, phẩm chất quan trọng mà ứng viên cần có,…Mô tả càng rõ ràng, càng chi tiết thì cơ hội tuyển được nhân viên kinh doanh giỏi càng cao. Ngoài ra, nó còn giúp sàng lọc ứng viên không phù hợp.

Yêu cầu kỹ năng

Một nhân viên kinh doanh giỏi cần phải hội đủ các kỹ năng sau: Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị, kỹ năng đoán ý và mong muốn của khách hàng, kỹ năng cộng tác và kỹ năng giao tiếp.

Việc Làm Hải Phòng chia sẻ 10 câu hỏi cực hay mà nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên trong buổi phỏng vấn nhằm tìm ra nhân viên kinh doanh giỏi.

1. Bạn hãy cho biết những triển vọng của một nhân viên kinh doanh/bán hàng?

Câu hỏi này cho thấy được ứng viên có định hướng và hiểu đúng về vị trí đang ứng tuyển hay không? Ứng viên này có muốn học hỏi để phát triển sự nghiệp hay không?

2. Bạn sẽ làm gì nếu tháng này bạn không đạt doanh thu hoặc bị khách hàng phàn nàn?

Ứng viên tiềm năng sẽ trả lời rằng cần kiểm điểm bản thân và đặt ra mức doanh thu cao hơn để bù vào tháng thất bại.

3. Bạn mong muốn bán hàng cho khách hàng nào? Tại sao?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết phân khúc khách hàng chính của công ty có phù hợp với ứng viên đang tuyển dụng không. Nhân viên kinh doanh giỏi sẽ biết tính cách của những kiểu khách hàng khác nhau.

4. Động lực công việc của bạn là gì?

Mục đích câu hỏi này là để xem kỹ năng giao tiếp của ứng viên có lưu loát hay không. Xem động lực trong công việc của họ có tích cực không và liệu doanh nghiệp có tiếp được động lực cho họ hay không.

5. Đích đến cuối cùng trong công việc của bạn là gì?

Nếu ứng viên thể hiện mong muốn theo đuổi sự nghiệp mà công ty không thể đáp ứng hay cung cấp cái họ cần, thì họ là một nhân viên kinh doanh giỏi, chịu khó, cầu tiến nên có thể xem xét về việc nhận ứng viên đó.

6. Tình huống đặt ra cho bạn là…

Xem xét phản ứng khi ứng viên trả lời các tình huống bất ngờ do nhà tuyển dụng đưa ra.

7. Phương châm sống và làm việc của bạn là gì?

Câu hỏi này giúp hiểu hơn về tính cách, lối sống của nhân viên đang ứng tuyển.

8. Bạn làm cách nào để luôn vui vẻ, nhiệt tình với khách hàng?

Đây là một kỹ năng cơ bản. Nếu cách trả lời của người ứng tuyển hợp lý thì họ là một nhân viên kinh doanh giỏi vì đã đáp ứng được kỹ năng trong công việc.

9. Thất bại lớn nhất trong công việc bán hàng của bạn là gì? Bạn đã giải quyết ra sao và rút ra bài học gì?

Câu trả lời nhà tuyển dụng cần lắng nghe chính là phần rút kinh nghiệm.

10. Bạn làm gì trong tháng đầu tiên ở công ty nếu trúng tuyển?

Nếu trong thời gian ngắn mà ứng viên đưa ra được kế hoạch hợp lý, thể hiện thái độ tích cực trong công việc thì họ là nhân viên tiềm năng.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng cần hỏi thêm nhiều câu hỏi liên quan đến chuyên môn để xem xét kỹ càng hơn. Tóm lại, để tuyển được nhân viên kinh doanh giỏi, cần sàng lọc hồ sơ thật kỹ, xây dựng mô tả công việc chi tiết, phỏng vấn thông minh. Chắc chắn sẽ “săn” được những nhân viên đầy tài năng.

Tin tức khác

Xây dựng quan hệ là bí quyết thành công
Xây dựng quan hệ là bí quyết thành công

Năm 2005, Leoth Ferrazzi – nhà sáng lập và là CEO của công ty tư vấn tiếp thị bán hàng Ferrazzi Greenlight – cho ...

08/07/2018

Thăng chức không tăng lương: bạn có nên chấp nhận?
Thăng chức không tăng lương: bạn có nên chấp nhận?

Thăng chức là điều ai cũng mong muốn, đó chính là sự công nhận cả quá trình làm việc của bạn. Tuy nhiên, có ...

08/07/2018

Chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ?
Chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ?

Tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành đã học sau khi ra trường ắt hẳn là mong ước của hầu ...

08/07/2018

7 thế mạnh nên cân nhắc khi phỏng vấn xin việc
7 thế mạnh nên cân nhắc khi phỏng vấn xin việc

Trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn liệt kê và nói những điểm mạnh nhất của mình.

08/07/2018

Việc làm tại Hải Phòng
Việc làm tại Hải Phòng

Hải Phòng là một Cảng đô thị trọng yếu, trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, thương mại và công nghệ ...

19/07/2018

Hiểu được chính mình để chọn đúng ngành nghề
Hiểu được chính mình để chọn đúng ngành nghề

Tự nhận thức là một chủ đề phổ biến trong tâm lý học nhưng nó cũng có nhiều ứng dụng trong việc lập kế ...

10/08/2016

Thất bại lớn nhất của người bán hàng: “Dùng miệng thay vì đôi tai”
Thất bại lớn nhất của người bán hàng: “Dùng miệng thay vì đôi tai”

Làm thế nào để có thể thuyết phục khách hàng lắng nghe, tiếp nhận lời khuyên, mua sản phẩm của bạn và yêu ...

08/07/2018

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung.

08/07/2018